Thủy canh hồi lưu là gì? Cách trồng rau thủy canh hồi lưu

0

Thủy canh là một công nghệ trồng rau mới nhất, hiện đại nhất của nên nông nghiệp trên thế giới, có thể nói thủy canh bước ngoặt cho nông nghiệp thông minh hiện nay. Có rất nhiều phương pháp thủy canh khác nhau như thủy canh tĩnh, thủy canh hồi lưu, thủy canh giỏ nhọt,…

Khi đã có ý định sử dụng hệ thống trồng thủy canh, bạn cần nên tìm hiểu kỹ về phương pháp thủy canh hồi lưu hoặc phương pháp thủy canh tĩnh. Bài viết này của Vườn Xanh sẽ giúp bạn hiểu được thủy canh hồi lưu là gì? nguyên lý hoạt động cũng như ưu điểm của phương pháp thủy canh này!

Thủy canh hồi lưu là gì? Cách làm giàn thủy canh hồi lưu

Thủy canh hồi lưu là gì?

Phương pháp thủy canh hồi lưu là hình thức thủy canh bằng cách dùng một hệ thống thùng chứa dung dịch dinh dưỡng và bơm tuần hoàn lên những ống trồng rau thủy canh, dung dịch sẽ được luân chuyển qua hệ thống ống trồng rau và thu lại phần dư về thùng chứa ban đầu. Dòng dinh dưỡng luân chuyển liên tục tạo điều kiện cho rau phát triển tốt hơn.

Hình thức thủy canh hồi lưu sử dụng bơm tuần hoàn 2 chiều nên có thể điều khiển tự động bơm dinh dưỡng khi cây có nhu cầu. Phần dinh dưỡng dư sẽ được hoàn lại về thùng chứa, chính vì thế sẽ tiết kiệm được nước và năng lượng điện sử dụng.

Bên cạnh đó, nhờ dòng dinh dưỡng được luân chuyển nên tạo điều kiện hòa trộn oxi trong không khí vào dung dịch, giúp rễ cây dễ hấp thụ chất dinh dưỡng hơn so với thủy canh tĩnh.

Thủy canh hồi lưu là gì? Cách làm giàn thủy canh hồi lưu

Mô hình thủy canh hồi lưu với quy mô nhỏ cho gia đình

Cơ chế hoạt động của thủy canh hồi lưu

– Trồng rau thủy canh hồi lưu có hệ thống đóng mở tự động được nối giữa hệ thống máy bơm và hệ thống dẫn nước, có tác dụng điều chỉnh thời gian và số lần bơm nước trong ngày.

– Bên trong các ống nhựa có chứa dung dịch thủy canh. Đây là loại dung dịch đặc biệt bao gồm các nguyên tố đa lượng như: Ni, P, Ka, Ca…và các nguyên tố vi lượng như: Fe, Zn, Cu, Mn… với các thành phần phù hợp và được tính toán kỹ lưỡng.

– Với quy trình hoàn toàn không có chất kích thích sinh trưởng hay thuốc trừ sâu bệnh, dung dịch dinh dưỡng sẽ chạy dọc theo suốt chiều dài của mô đun trong dãy đầu tiên và chạy qua toàn bộ các mô đun còn lại trong hệ thống để đến từng cây trước khi hồi lưu trở lại thùng chứa.

Ưu điểm của phương pháp thủy canh hồi lưu

Hệ thống hoàn toàn tự động giúp người dùng tiết kiệm tối đa thời gian chăm sóc. Không cần phải tưới nước thủ công, không lo các vấn đề về cân đo lượng nước, thời điểm tưới nước mà chỉ cần bổ sung thêm dinh dưỡng khi cần thiết.

Hệ thống thủy canh thông minh sử dụng phương pháp thủy canh hồi lưu được ứng dụng công nghệ cao vào trồng rau, giúp tiết kiệm nhân lực, công sức, thời gian. Người trồng không cần kinh nghiệm trồng rau nhưng vẫn đảm bảo rau trồng xanh tốt, phát triển.

Rau trồng trên giàn thủy canh hồi lưu tươi tốt, an toàn, có khả năng kháng sâu bệnh tốt.

Hệ thống có thể áp dụng với nhiều quy mô lớn nhỏ đa dạng. Được sử dụng phổ biến trên thế giới, tùy theo mỗi nhu cầu sử dụng của từng gia đình.

Tiết kiệm tối đa lượng nước, điện năng, giúp giảm thiểu chi phí duy trì và sử dụng lâu dài.

Thủy canh hồi lưu là gì? Cách làm giàn thủy canh hồi lưu

Nhược điểm của phương pháp thủy canh hồi lưu

Bên cạnh ưu điểm, phương pháp này còn tồn tại một số nhược điểm như: chi phí đầu tư hệ thống thiết bị khá lớn, việc lắp đặt hệ thống khá phức tạp nên người lắp đặt phải có sự hiểu biết nhất định về nó….

Cách làm giàn trồng rau thủy canh hồi lưu

Bạn muốn tự trồng cho mình một vườn rau sạch an toàn tại nhà, với nhiều diện tích và nơi trồng khác nhau mà ta có cách trồng khác nhau như trong thùng xốp, khay nhựa…

Chuẩn bị dụng cụ làm giàn thủy canh hồi lưu

  • Ống nhựa PVC phi 21.
  • Keo dán ống nước và dây thun.
  • 14 chai nhựa loại 02 lít
  • Viên đất nung loại lớn làm giá thể
  • 22 co chữ T phi 21.
  • 7 co chữ L phi 21.
  • 1 thùng nhựa đựng dung dịch trồng (thùng nhựa 18 lít).
  • 1 bơm hồ cá công suất 400 – 560 lít/ giờ. (Lưu ý đến chiều cao máy có thể bơm được lên giàn, nên chọn dư ra một chút để máy chạy êm hơn)
  • 1 Timer (hẹn giờ).

Các bước thực hiện thiết kế giàn thủy canh hồi lưu

Bước 1: Bạn dùng cưa để cưa ống nhựa ra các khúc bằng nhau có kích thước 15cm/ khúc. Sau khi cắt xong, bạn dùng co T phi 21 để nối liền các khúc nhựa vừa cắt với nhau bằng keo dán ống nước. Nên gắn co T so le nhau.

Bước 2: Cắt đôi chai nhựa,sau đó dùng kềm cắt bỏ miệng chai nhựa. Sau khi cắt chai nhựa, bạn sơn toàn bộ các phần chai nhựa vừa cắt để trang trí thêm đẹp và để khô.

Bước 3: Dùng co chữ L để kết nối hai hàng ống lại, sau đó dùng các chai nhựa đã sơn lắp vào các miệng ống chữ T vừa lắp. Một đầu dùng 1 co L và 1 co T gắn với nhau để làm lỗ thoát, thu hồi dung dịch trở về bồn chứa.

Bước 4: Làm giá đỡ cho giàn thủy canh bằng cách dùng ống PVC cắt từng khúc bằng nhau cao tầm 70-80 cm và bắt ốc làm thành chân giá. Sau khi lắp xong phần giá đỡ bạn lắp ráp vào phần giàn thủy canh vừa hoàn thiện. Để cố định hệ thống, bạn có thể dùng dây thun để buộc một cách chắc chắn.

Bước 5: Gắn đường ống cấp nước vào giàn thủy canh. Nên chọn vị trí ống gần bồn dung dịch, để dễ gắn và tiết kiệm dây. Kết nối đường cấp nước với máy bơm bằng ống nhựa cao su trong.

Bước 6: Lắp đường thoát nước, thu hồi dung dịch về bồn. Tiếp theo dùng lưới nhỏ để lắp vào phần miệng chai giúp đất sét không bị lọt xuống đường ống.

Lưu ý: mực nước dâng lên chai tương ứng với chiều cao của ống xả/ thu hồi về.

Bước 7: Cho viên đất nung cỡ lớn vào chai nhựa và bắt đầu gieo hạt trồng cây.

Mô hình giàn thủy canh hồi lưu hoàn thiện

Hướng dẫn trồng rau bằng hệ thống thủy canh hồi lưu

Gieo giống

Trước khi gieo giống ta nên chọn hạt giống có chất lượng, đặt dàn trồng rau nơi có ánh nắng ít nhất 4 – 5h/ ngày. Trong bài viết này sử dụng 3 loại giống đó là xà lách + cải + dền đỏ.

Một rọ trồng các bạn có thể gieo 10 – 15 hạt (mục đích để loại trừ những hạt bị lép gieo không mọc, chúng ta có thể tỉa bớt cây non, yếu không đạt yêu cầu, chỉ giữ lại 5 – 7 cây/ 1rọ). Sau khi gieo ta có thể dùng bình xịt để tưới ẩm cho cây mau lên.

Hạt giống mọc sau 4 - 5 ngày.

Chọn lọc cây

Chúng ta chỉ nên lựa chọn và giữ lại những cây con khỏe, nên để từ 5 – 7 cây/ rọ trồng.

Hình ảnh cây rau được 10 ngày tuổi.

Theo dõi dinh dưỡng

Trong quá trình trồng rau, bạn để ý cây rau có triệu chứng ngả vàng điều đó có nghĩa là dung dịch dinh dưỡng pha chưa đạt yêu cầu.

Rau sau 22 ngày tuổi, xanh đều từ xà lách, cải cho đến rau dền.

Thu hoạch

Tùy theo nhu cầu sử dụng của mỗi người, chúng ta có thể thu hoạch sớm hay muộn, sau 25 – 30 ngày chúng ta có thể tỉa ăn lá, không nên cắt sát gốc vì cây ăn lá có thể mọc ra thêm, thu hoạch đến khi nào cây già cõi không còn khả năng phát triển.

Mô hình thủy canh hồi lưu rất phù hợp với những gia đình khá bận rộn với công việc mà không có thời gian để chăm sóc nhiều cho vườn rau của mình, tất cả mọi thứ đều được tiến hành tự động, mất không cần quá tốn thời gian chăm sóc mà vẫn có đủ rau ăn cung cấp cho gia đình.

Đánh giá bài viết này

Bài viết nhạt nhẽoCần thêm thông tinBài viết khá tốtQuá đầy đủTrên cả tuyệt vời (7 votes, average: 4.43 out of 5)
Loading...
 Hướng dẫn bình luận:
» Chỉ để lại bình luận trên website bằng tài khoản Facebook cá nhân.
» Không được quảng cáo, rao vặt trong bình luận khi chưa được sự cho phép.
» Đọc kỹ thông tin trong bài trước khi đặt câu hỏi, chỉ trả lời những nội dung chưa có trong bài.
» Nghiêm cấm spam dưới mọi hình thức, tất cả các tài khoản cố tình spam sẽ bị cấm bình luận, nội dung spam sẽ bị ẩn khỏi website.